Khi tham gia trong các group làm đẹp, nếu chủ đề mà các anh chị em quan tâm đầu tiên là mua hàng ở đâu cho chuẩn. Thì chủ đề thứ 2, mọi người quan tâm đó là cách check mỹ phẩm mình đang cầm trên tay là auth hay fake.
Có rất nhiều “lời đồn đại” trong cách check mỹ phẩm để tìm ra sản phẩm nào là auth, sản phẩm nào là fake. Tuy nhiên, liệu những “kinh nghiệm truyền miệng” này, có chính xác hay chưa? Hãy cùng mình tìm hiểu 1 chút các Myths (M) và Facts (F) trong cách check mỹ phẩm nha.
Vì đôi khi, cách check của cộng đồng mạng cũng khiến người sử dụng hoang mang, lo sợ sản phẩm mình đang cầm là fake lắm. Nhưng sự thật là không phải là bạn nào cũng đủ khả năng và kinh nghiệm trong việc check auth-fake 1 sản phẩm. Nếu như không cập nhật thường xuyên sự thay đổi trong bao bì của hãng, cũng như không thể tiếp cận với số lượng mặt hàng lớn để nhìn thấy sự khác biệt trong các sản phẩm với nhau.
Cá nhân mình không tự tin bản thân có thể đưa ra kết luận 1 sản phẩm là auth hay fake. Nhưng nếu sản phẩm bạn cần check, mình đang sử dụng, mình có thể hỗ trợ chụp ảnh. Bạn so sánh cùng nhau để bạn có thể đưa ra kết luận cho bản thân mình. OK, giải thích 1 chút cho mọi người hiểu thế thôi, mình bắt đầu vào bài luôn đây
Sự thật một số cách kiểm tra mỹ phẩm chính hãng Auth, Fake
- Myths (M): Check toner, nước tẩy trang, nước hoa bằng cách lắc. Bọt nhỏ là auth, bọt to là fake???
Facts (F) : Thật ra thì về cơ bản, điều này hoàn toàn là phản khoa học. Thể tích bọt trong chai tùy thuộc vào thể tích không khí trong chai. Thể thích không khí càng nhiều (thể tích dung dịch ít) thì bọt càng to và ngược lại. Vì vậy nếu 1 chai nước tẩy trang dạng Micellar Water mới mua về, sẽ có bọt nhỏ, tuy nhiên 1 thời gian sau bạn lắc lại thử sẽ cho bọt to hơn lúc ban đầu. - Myths (M): Check bằng cách quét mã vạch bằng các phần mềm như icheck, barcode scanner…
Facts (F): Nếu 1 sản phẩm được làm giả, họ sẽ copy toàn bộ mọi thứ, bao gồm cả mã vạch, thậm chí, bao bì các sản phẩm fake đôi khi nhìn còn đẹp và chau chuốt hơn hàng auth (thường là nước hoa). Bản chất của các phần mềm này chỉ là quét và chỉ ra tên sản phẩm, chứ không thể kết luận được là auth hay fake. Vì nếu đã copy, người ta sẽ copy toàn bộ bao gồm cả mã vạch. Và khả năng làm giả hiện nay tinh vi tới mức làm giả giống 90%, phải có 1 sản phẩm auth để cạnh mới phân biệt được, chứ khó có thể nhìn bằng mắt thường. - Myths (M): Check mỹ phẩm auth bằng code của sản phẩm trên các trang như checkcosmetic.net, checkfresh.com...
Facts (F): Tương tự như ý số 2, nếu đã copy từ bao bì đến chất sản phẩm thì không lạ gì khi họ copy luôn cả mã code thể hiện NSX/HSD của sản phẩm. Về bản chất, các trang web check HSD này đều do nguồn thông tin từ người sử dụng cung cấp mà thành. Các hãng mỹ phẩm hoàn toàn không có bất kỳ liên kết nào với các trang web check code. Nên nếu trong trường hợp, 1 lô hàng mới sản xuất, mã code chưa được update thì check code sẽ không ra dữ liệu, hoặc ngược lại, nếu trong trường hợp sản phẩm là fake, nhưng được copy code của sản phẩm auth thì vẫn check ra. - Myths (M): Các sản phẩm auth khi ra khỏi nhà máy thì lúc nào cũng chuẩn chỉnh, packaging đẹp không lỗi lầm, đặc biệt là hàng high-end thì không bao giờ có lỗi, tem dán phải thẳng thớm.
Facts (F): Thật ra thì packaging của sản phẩm highend đôi khi vẫn bị lỗi, tuy nhiên xác suất lỗi sẽ ít hơn so với hàng drugstore. Việc tem nhãn ngay ngắn cũng không đúng, điều này mình rút ra do tự cảm nhận. (Mình sẽ đính kèm 1 số sản phẩm highend có tem nhãn không ngay ngắn ở comment cho các bạn tham khảo). Ngoài ra, một số hãng tập trung cho sản phẩm thay vì bao bì ví dụ như The Ordinary, dạo gần đây có rất nhiều phàn nàn về việc packaging nắp lỏng lẻo, bị kênh, không vặn chặt được. Vì thế dựa vào 1 số đặc điểm về packaging cũng chưa đủ để kết luận một sản phẩm có phải fake hay không. - Myths (M): Tìm được hình ảnh trên mạng nhưng không thấy giống sản phẩm đang cầm trên tay.
Facts (F): Với 1 số hãng (đặc biệt là các hãng Hàn Quốc, hay bị làm giả, làm nhái) thì tầm vài tháng họ sẽ thay đổi packaging 1 lần, và packaging mới sẽ chỉ có vài điểm khác so với mẫu cũ. Do sự thay đổi này nên nếu không thường xuyên cập nhật các đợt hàng của hãng thì sẽ không rõ được. Điều này dẫn đến nhiều đánh giá của cộng đồng mạng sẽ không chính xác, chỉ mang tính cảm quan cá nhân do không thường xuyên cập nhật mẫu mới từ hãng. Thật ra khách quan mà nói, về phần thay đổi packaging này, các shop sẽ là người nắm rõ hơn cả, thậm chí sẽ là nơi support tốt nhất (liên hệ hãng, giải đáp thắc mắc của người mua) (dĩ nhiên là shop có tâm, làm việc đàng hoàng sẽ làm thế). Nhưng đôi khi có một số bạn bán hàng vẫn không nắm được điều này, do thiếu sự tìm hiểu về sản phẩm. Đây là sự khác nhau giữa các shop bán hàng lâu đời, nghiên cứu kỹ sản phẩm, và những shop thiếu sự nghiên cứu kỹ về những sản phẩm mình bán ra. Thứ hai, không phải hãng nào ngay khi cập nhật packaging cũng sẽ cập nhật trên web hãng trừ khi thay đổi packaging đồng loạt, thiết kế mới hoàn toàn. Còn đôi khi, chỉ vài thay đổi nhỏ sẽ không được hãng cập nhật trên website. - Myths (M): Đã là sản phẩm cùng 1 hãng thì packaging lúc nào cũng giống nhau, cách dập code, font chữ cũng giống nhau.
Facts (F): Thật sự thì bao bì sản phẩm của 1 hãng, còn tùy lô sản xuất (như đã nói ở trên) và tùy địa điểm sản xuất sẽ có bao bì khác nhau (Cái này, các bạn có thể hỏi các shop để được confirm chính xác hơn). Đơn cử là việc Laneige có 3 loại packaging, bản dành cho bản nội địa mặt sau chỉ có chữ Hàn, bản khác dành cho bản xuất khẩu, mặt sau sẽ có chữ tiếng Anh, hoặc bản mua được ở Sephora sẽ có packaging mặt trước cũng khác một cách tương đối. Kiehls cũng có 2-3 loại packaging, khác nhau cũng kha khá, do lô và nơi sản xuất (dù là bản auth hết). Hoặc font chữ của 2 hũ mặt nạ Glamglow của mình, cũng có độ đậm nhạt khác nhau (Dù cách in vẫn giống nhau). Đặc biệt, cách in ấn của mỗi dòng sản phẩm trong cùng 1 hãng lại có rất nhiều sự khác nhau. Nên việc so sánh packaging chỉ nên tiến hành khi 2 sản phẩm cùng dòng và cùng 1 lô sản xuất thì sẽ mang tính chính xác cao hơn. - Myths (M): Cạo chữ không bay là auth, bay chữ là fake.
Facts (F): Đúng là rất nhiều sản phẩm fake sẽ làm không chỉn chu, dẫn tới việc dùng vật sắc, nhọn cạo vào chữ là chữ đi đường chữ, vỏ đường vỏ. Nhưng thật ra thì không chỉ hàng fake mới bị vậy, mà nhiều sản phẩm auth vẫn có hiện tượng này. Không cần cạo, chỉ cần sau một thời gian sử dụng, chữ trên thân vẫn tróc như thường. - Myths (M): Mùi của sản phẩm này phải như vầy, không giống vầy là fake.
Facts (F): Về cơ bản khứu giác của mỗi cá nhân là không giống nhau, cảm quan về mùi cũng sẽ không giống nhau. Dẫn đến khi miêu tả lại một sản phẩm nào đó kết quả sẽ không chính xác. Đúng là một số sản phẩm có mùi đặc trưng và không thể nào nhái được, ví dụ tẩy trang Bioderma màu hồng có mùi dừa, Bioderma màu xanh có mùi thanh mát, mình thì thấy giống mùi dưa leo, nhưng có thể bạn khác ngửi thì lại không thấy thế. Điều này đều tùy thuộc cảm quan mỗi cá nhân sẽ gán cho một đồ vật nào mình cảm thấy tương tự nhất. Hoặc có một lời tương truyền là son YSL sẽ có mùi hoa hồng. Nhưng cá nhân mình là 1 đứa cực kỳ thích hoa hồng, cũng ngửi qua kha khá mùi các sản phẩm chiết xuất/có hương hoa hồng, hoặc ngửi trực tiếp mùi hoa hồng tươi, thì trong những thỏi YSL mình có, mình không thấy có thỏi nào có mùi được gọi là “giống mùi hoa hồng” cả. Vậy về cơ bản, đó là lời truyền tai nhau, và sau đó mọi người tự gán rằng mùi mình ngửi được là hoa hồng mà thôi. Và thậm chí, gần như 8 dòng YSL (mình đang có) sẽ được chia ra 4-5 nhóm mùi khác nhau, chứ không giống nhau nữa cơ. Vì thế, phân biệt về mùi, cũng chỉ là cảm quan cá nhân, và khó có thể so sánh giữa mùi cảm nhân của người này với người kia được là vì thế. - Myths (M): Thử chì trong son bằng vàng. Chì có thể hấp thụ qua da với các sản phẩm apply trực tiếp.
Facts (F): Không có bất kỳ lý thuyết hóa học nào cho thấy rằng khi ma sát vàng vào son, nếu chuyển màu đen thì son chứa chì, càng đen thì càng nhiều chì cả. Chì trong son là điều thường thấy nếu như son dùng màu khoáng. Và chì đã có sẵn trong các bột màu khoáng này. Hãng nào không dùng màu khoáng thì có thể hạn chế điều này. Thực tế thì lượng chì trong son, đều nằm trong ngưỡng cho phép của FDA (<=10ppm) (dĩ nhiên nếu đó là son auth, của các hãng có tên tuổi rõ ràng). Và tương tự cho các sản phẩm apply trực tiếp lên da, FDA đã công nhận chì trong các mỹ phẩm apply trực tiếp lên da thì chỉ hấp thụ 1 lượng rất nhỏ, không ảnh hưởng đến kết quả của quá trình xét nghiệm máu. Vì thế nếu có bất kỳ spa hay sản phẩm nào gắn nhãn mác thải độc chì thì đều là lừa gạt hết.
Kinh nghiệm mua mỹ phẩm khi khó check được auth, fake
Tựu chung lại trong 9 ý trên, các bạn có thể thấy được có rất nhiều “lời đồn đại” trong cách check mỹ phẩm khiến các bạn hoang mang. Và khó lòng phân biệt được đâu là auth, đâu là fake trong thời buổi nhiễu nhương này. Vậy thì ở đây là 1 số kinh nghiệm bản thân mình rút ra được khi mua hàng, các bạn có thể tham khảo thêm:
- Mua ở mỹ phẩm ở địa chỉ uy tín. Nếu các bạn không tin hàng trên mạng, có thể tìm đến các hãng có cửa hàng, showroom tại Việt Nam và mua trực tiếp. Hoặc nhờ gia đình, bạn bè, người quen order trực tiếp từ các website uy tín, mua tại store từ nước ngoài. Điều này giúp bạn tránh khỏi việc mua phải sản phẩm fake, kém chất lượng. Với mình, tin thì dùng, mà đã nghi ngờ thì sẽ không mua, hoặc không dùng. Chứ rất ít khi mua về sau đó nơm nớp lo sợ không biết sản phẩm đang đắp lên mặt hàng ngày là auth hay fake
- Để check mỹ phẩm auth, fake thì ngoại trừ cách đã từng sử dụng sản phẩm auth, hoặc có 1 sản phẩm auth bên cạnh thì gần như rất khó để phân biệt nếu như sản phẩm làm giả tới mức tinh vi. Vì thế để an toàn, các bạn vẫn nên có trải nghiệm về sản phẩm auth cho bản thân trước.
- Hỏi và thắc mắc ngay với shop mỹ phẩm khi check và có nghi ngờ về auth-fake. Nếu không tìm được câu trả lời thỏa đáng hãy tìm đến cộng đồng mạng. Như mình đã nói ở trên, nếu 1 shop làm ăn uy tín, có tâm, họ sẽ support cho bạn hết mình, và ngược lại, mọi thông tin cộng đồng mạng đưa ra có thể đều chỉ là cảm quan cá nhân. Điển hình là 2 vụ gần đây nhất mình có theo dõi thì mask môi Laneige có sự thay đổi về bao bì nhưng lại bị cho là fake, vì các bạn chưa cập nhật, hoặc son YSL của 1 bạn mua trong group order, shop có trả bill đầy đủ, nhưng do lô cũ nên vỏ giấy không giống lô mới bạn ấy đang có. Và khá nhiều bạn quả quyết là cây son lô cũ đó là fake, cho tới khi shop vào và giải quyết. Điều đó dẫn tới hoang mang khá nhiều cho người mua và đôi khi còn ảnh hưởng tới uy tín người bán nữa.
Trên đây đều là những kinh nghiệm và tích lũy check mỹ phẩm auth của mình trong quá trình mua hàng, sử dụng sản phẩm và follow các shop bán hàng. Nếu có sự đóng góp gì về thông tin, mọi người có thể để dưới comment giúp mình nhé.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo lại bài viết “70+ shop bán mỹ phẩm uy tín trên shopee” của mình nhé
Chúc mọi người luôn tìm được sản phẩm tốt trong quá trình mua hàng.
Love ya ❤
Gracie Ngo
[porto_content_box align=”left”]
Haduxi – Chuyên trang chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp và nuôi dạy con
- Fanpage: https://www.facebook.com/beautytipsreview13/
- Nhóm Beauty2Review: https://www.facebook.com/groups/hoi-review-my-pham-co-tam/
- Email: [email protected]
[/porto_content_box]