Trang chủ » Chăm Sóc Da » Cách chọn và bôi kem chống nắng lần 2 phù hợp với từng làn da
Hi cả nhà, vậy là mùa hè đã thực sự bắt đầu rồi và UV cũng đã tràn ngập mọi ngõ ngách. Nhưng có ai vẫn chưa biết cách chọn kem chống nắng phù hợp cho phù hợp từng loại da? Ai vẫn mải miết tìm cho mình loại kem chống nắng phù hợp mà vẫn chưa ra không?
Mình đùa đó, không biết mọi người đánh giá tầm quan trọng của kem chống nắng thuộc hàng thứ mấy trong số các bước dưỡng da hàng ngày. Nhưng với mình nó là quan trọng không kém hoặc thậm chí là quan trọng hơn các sản phẩm đặc trị (treatments). Bà Paula Begoun đã từng nói “Mọi thành quả dưỡng da, điều trị trong vài tháng trời có thể bị “thổi bay” chỉ bởi 1 buổii không chống nắng”, bạn đã sợ chưa nào?
Dạo gần đây mình thấy trên group mọi người rất chú ý chăm sóc da nhưng hay bị sạm rồi nám sớm quá nên nghĩ là viết về chống nắng, hi vọng là có thông tin hữu ích cho mọi người
Tia UV là gì và tác hại thế nào?
Trong ánh nắng mặt trời có 3 loại tia UV hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím; thường gặp là UVA, UVB (chống nắng là chống 2 thằng này đây các bạn). Những nơi mà tầng ozone thủng lỗ chỗ thì còn có tia UVC nữa (tia này thì hiện tại vô phương đỡ được, nên là thôi kệ nó vậy).
Tác hại của chúng:
UVA: Gây lão hóa da, phá hủy liên kết collagen, tạo nếp nhăn. Gây thâm, nám, sạm, tàn nhang, da không đều màu.
UVB: Gây bỏng rát, cháy nắng/ Tăng sắc tố da (nôm na là đen da đó ạ)/Nguy cơ ung thư da.
Mình rất sợ già nên là lo chống nắng dữ lắm. Từ hồi biết dùng Retinoids, Hydroquinone, AHA đến nay mình chống nắng 4 lần/ngày cơ (lúc 7h – 10h – 13h – 16h), hôm nào lười lắm thì cũng 3 lần/ngày.
SPF/PA thường thấy trên tuýt kem chống nắng là gì?
Các bạn hay nghe kem chống nắng có SPF30, 50, rồi PA+++…vậy chúng nó là gì là bao nhiêu là phù hợp?
SPF (Sun Protect Factor): Chỉ số chống tia UVB bao gồm thời gian bảo vệ và tỉ lệ chống được.
SPF 15 (~150 phút): Chống 94% tia UVB
SPF 30 (~300 phút): Chống 97% tia UVB
SPF 50 (~500 phút): Chống 98% tia UVB
PA (Protect Grade of UVA): Chỉ số chống tia UVA
PA+ ~ PPD 2-4: Chống 50-74% tia UVA
PA++ ~ PPD 4-8: Chống 75-86% tia UVA
PA+++ ~ PPD 8-16: Chống 87-92% tia UVA
PA++++ ~ PPD 16+: Chống > 93% tia UVA
Nếu một sản phẩm chỉ có SPF mà không có PA hay PPD thì sao? Một số sản phẩm của Anh, Mỹ… thường sẽ có dòng chữ “Broad Spectrum” trên bao bì, tức là có khả năng chống nắng quang phổ rộng, bảo vệ da trước cả tia UVA và UVB.
Cách chọn kem chống nắng phù hợp cho từng loại da
Mình tổng hợp một số yếu tố có thể cân nhắc khi lựa chọn kem chống nắng nhé:
Kết cấu
Hai loại phổ biến nhất mà mình khuyên các bạn nên lựa chọn đó chính là dạng sữa và lotion (vì nó dễ tán, dưỡng ẩm tốt cho da mà ít bị vón cục), mỗi loại có ưu và nhược riêng nên tùy vào sở thích cá nhận mà bạn chọn nha, tuy nhiên cũng nhiều bạn sở hữu da dầu nhiều quá (nhất là mùa hè nữa) thì cân nhắc việc lựa chọn dòng matte để mặt được khô ráo nhé.
Giá tiền
Đương nhiên là tiền nào của đó rồi, dao động từ vài chục ngàn đến vài triệu. Tuy nhiên các bạn nên lựa chọn kem chống nắng không cồn (người ta thường thêm cồn vào KCN để mau ráo, khô thoáng hơn), không hương liệu (cá biệt nhiều loại KCN có mùi nồng nặc luôn).
Loại kem chống nắng
Hai loại phổ biến nhất là vật lí và hóa học, hiện tại thì có thêm loại lai giữa 2 em này nữa.
Kem chống nắng vật lý: Chứa Zinc oxide, Titanium Dioxide.
Ưu điểm: Độ an toàn cao, ít kích ứng, bền dưới nắng, bôi xong ra nắng đc luôn
Nhược điểm: Dễ bị trôi do mồ hôi, quần áo…; đôi khi tạo lớp màng trắng trắng, có thể gây cảm giác hơi bí bách (nhất là mấy thằng có SPF cao).
Nhược điểm: Khả năng gây kích ứng cao hơn loại vật lý (tùy người), bôi xong đợi 1 xíu mới ra nắng được, đối với một số bạn dùng kem chống nắng còn gây nóng mặt và cay mắt nữa.
Vì cơ thế thấm qua da và trung hòa các gốc tự do gây ra bởi ánh nắng vì vậy không nên chọn sử dụng kem chống nắng hóa học đối với phụ nữ có thai và cho con bú nhé.
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
Thường chứa Zinc Oxide và một vài thành phần chống nắng hóa học. Loại này thường đắt hơn 2 loại kia và tùy hãng mới có.
Ưu điểm: Độ an toàn cao, đỡ kích ứng hơn loại Hóa học; kết cấu mỏng nhẹ hơn loại Vật lý.
Nhược điểm: Nhược điểm của em này khá là chí mạng => ĐẮT TIỀN
Chẳng có kem chống nắng nào được 10 điểm đâu ạ, mình đã thử rất nhiều loại rồi và cũng đã chọn được loại mình yêu thích nhất
Theo Hiệp hội da liễu Mỹ, cũng như ý kiến của nhiều chuyên gia da liễu thì lượng bôi nên là 2mg/cm2 diện tích da. Mỗi lần bôi vào khoảng 0.7-1 g tùy khuôn mặt của bạn. Nó rơi vào khoảng 2-3 lóng tay/lần đối với dạng đặc hoặc 2 đồng xu 500đ/lần đối với dạng lotion.
Điều đó có nghĩa là đối với 1 tuýp kem chống nắng 60g~90g thì bạn có thể sử dụng khoảng 100 ~ 130 lần. Một ngày đều đặn 2 lần thì sau khoảng 1.5 – 2 tháng là hết sạch sẽ. Nếu bạn sử dụng 3, 4 tháng hay kinh dị hơn là nửa năm không hết thì nên coi lại vì sao da lại sạm, nám nha.
Hướng dẫn cách bôi kem chống nắng lần 2,3,4
Nhiều bạn quan tâm quá nên mình chia sẻ trên này về cách thoa lại kem chống nắng ạ.
Mình chống nắng 4 lần/ngày vào lúc 7h – 10h – 13h – 16h. Lần 2 và 4 thì mình sẽ apply đè lên lớp kem chống nắng cũ (tay rửa sạch). Chỉ có riêng lần 3 là trước khi apply mình rửa mặt bằng nước lạnh và thấm khô thôi ạ (không tẩy trang).
Sai lầm khi sử dụng kem chống nắng
Bây giờ là đến giây phút được chờ đợi nhất nè. Mình cá là có rất nhiều bạn mắc các sai lầm này. Mình liệt kê ở đây một vài trường hợp điển hình nhé.
Dồn tiền cho các sản phẩm Treatment và coi nhẹ các sản phẩm cơ bản, bao gồm cả kem chống nắng
Điều này chẳng khác gì các bạn đang “xây lâu đài trên cát” cả. Nên nhớ là các sản phẩm cơ bản là nền móng cho mọi chu trình chăm sóc da nhé. Mấy kem chống nắng rẻ quá thường chứa nhiều cồn, hương liệu, chỉ số chống nắng không đảm bảo như cam kết. Với quan điểm và kinh nghiệm của mình thì kem chống nắng cứ phải càng xịn sò càng tốt. Vậy nên đừng tiếc tiền cho một kem chống nắng tốt ạ.
Không thoa đủ liều lượng, tần suất kem chống nắng
Nhiều bạn khẳng định “Mình chống nắng rất kỹ rồi sao da vẫn sạm đi?” Bạn chống nắng đủ ngày 2 lần, mà lượng dùng 1 lần chỉ có…1 hạt bắp thì da sạm đi là đúng rồi. Nếu bạn không hình dung được 0,7 – 1g là như thế nào thì nó đâu đó vào khoảng 2-3 lóng tay/lần dạng đặc và 2 đồng xu 500đ/lần dạng lotion nhé (Hình ảnh minh họa ở dưới)
Chỉ ở nhà hoặc làm văn phòng không/ít đi ra ngoài thì có cần thiết thoa kem chống nắng hoặc chỉ thoa một lần vào buổi sáng được không?
Bạn có chắc là không ngồi cạnh cửa sổ, tia UV không phản chiếu từ cửa kính, đồ vật vào da bạn? Rồi chưa kể bạn ra ngoài ăn trưa, có việc đột xuất cần phải ra ngoài… Dân gian có câu là “tránh đâu trời khỏi nắng” mà.
Quên một buổi chống nắng chắc không sao, mai chống nắng bù?
Bạn có thể quên rửa mặt, quên toner, quên serum, bỏ 1 vài buổi BHA, Retinol…chẳng sao cả. Tuy nhiên như ở phần mở đầu bài viết, một buổi quên chống nắng đôi khi khiến công sức skincare, điều trị vài tháng trời đổ sông đổ biển.
Mua kem chống nắng với chỉ số SPF càng cao càng tốt?
Đúng nhưng chưa đủ, sản phẩm có SPF cao thì nồng độ các chất lớn hơn. Điều này làm da đối diện nguy cơ bị kích ứng hoặc bí bách khó chịu hơn. Theo ý kiến cá nhân mình thì chọn loại SPF30 đến 45 là phù hợp.
Lợi dụng tâm lí này các hãng mỹ phẩm thường đưa ra các sản phẩm với chỉ số SPF cao ngút ngàn, chưa kể đặt những cái tên sản phẩm gây hiểu lầm như ABC 100+. Riêng bản thân mình, ngay khi dùng các treament nặng đô như AHA, Retinoids, Hydroquinone, mình vẫn chỉ dùng kem chống nắng SPF 30 của Paula’s Choice mà thôi.
Hi vọng với bài viết này của mình các bạn sẽ biết cách chọn và bôi kem chống nắng phù hợp với da của mình. Nếu có thắc mắc gì thì để lại bình luận cuối bài cho mình nha.
ST- Phạm Trang Thảo Nguyên
[porto_content_box align=”left”]
Haduxi – Chuyên trang chia sẻ kinh nghiệm làm đẹp và nuôi dạy con
Diệu Linh hiện tại gia đình chị đang sinh sống ở Đức. Chị sang đất nước xinh đẹp này từ khi 15 tuổi. Hiện chị đang quản lý một cửa hàng đồ ăn nhẹ, cà phê và bánh ngọt do chị tự tay làm. Bên cạnh đó, chị còn bán hàng mỹ phẩm skincare online. Bận rộn với việc gia đình, việc kinh doanh nhưng chị luôn tràn đầy năng lượng và cảm hứng cho cuộc sống.